Phương pháp luyện mắt W. Bates

25/05/2011 00:00

Giả thuyết Bates:

Bác sỹ Bates cho rằng các hệ cơ quan của con người đều có khả năng hồi phục.Ông nghĩ là xương có khả năng tự liền sau khi bị gẫy thì mắt cũng sẽ được phục hồi, nếu biết cách trị liệu chuẩn xác.Mắt kính cho người kém thị cũng như chiếc nạng dành cho người què chân không thể giúp chữa trị mà chỉ tạm thời giúp người bệnh vượt qua những khó khăn.Kính không thể chữa được thị giác mà ngược lại còn làm mắt mỗi ngày một tệ hơn.

Khởi động:

Trước khi bước vào tập luyện cơ bản cần phải thả lỏng toàn thân.Sự khởi động lúc này giúp cơ thể  thoải mái.các mô cơ thêm mềm mại.Nên nhớ cơ căng cứng sẽ làm thắt mạch máu và đè nén các sợi dây thần kinh gây loạn thị.Cần thực hiện các động tác như vươn vai,quay lắc hai bả vai,nghiêng đầu nghẹo cổ sang hai bên,ngước mắt nhìn các phía,nháy mắt,cúi gập người,kéo đầu về phía trước,gật đầu và vài động tác tương tự.

Palming

Ngồi với tư thế thật thoải mái,dùng chồng gối xếp cao trên mặt bàn để kê hai cùi chỏ tay sao cho lòng bàn tay nằm ngang tầm mắt mà đầu và lưng vẫn thẳng.Nhắm mắt rồi úp hai lòng bàn tay lên mặt,đừng để tay chạm vào chòng mắt nhưng đủ kín để ánh sáng không lọt vào.Các ngón của hai bàn tay nên khép kín và đặt chéo lên vùng chán.Hít thở thật từ từ và đều đặn.Thư giản và hãy hình dung một khoảng tối sâu thẳm.Tập như vầy khoảng 10 phút và hai đến ba lần mỗi ngày.

Luyện tập cơ bản

Luyện mắt cần thực hiện với các động tác thật chậm và chuẩn xác.Quan trọng nhất là bình thản,nhịp thở đều và thả lỏng toàn thân.Dưới đây là một vài bài tập do ông William Bates hướng dẫn:

Quay đầu và cổ:

Ngồi nhắm mắt ở tư thế thẳng,thả lỏng toàn thân,đầu ngửng chếch lên một chút và hít thở mấy hơi thật sâu.Tiếp theo nghoảnh mặt sang phía trái tới mức tối đa rồi nhẹ nhàng soay đầu sang phía phải đến hết cỡ.Soay về hai bên như vậy đều đặn nhiều lần,nhưng không được lâu quá 3 phút.Nhớ kỹ một điều là luôn phải nhắm mắt và khi nào thấy khó chịu nên dừng bài tập ngay,nếu không sẽ làm cơ bắp bị cứng và phản tác dụng tập luyện.Sau bài tập này cần phải ngồi nhắm mắt thêm một chốc lát,sau đó từ từ mở mắt và nháy mi mắt vài lần.

Tập ngắm:

Tư thế đứng mở rộng hai chân,hai tay dơ lên phía trước.Hai ngón cái đặt chéo nhau,các ngón còn lại khép và đặt chồng lên nhau để tạo một lỗ hổng làm ống ngắm.Qua ống ngắm đó hãy tập chung nhìn kỹ đồ vật ở gần ta nhất.Tiếp theo nâng dần tay lên cao,mắt luôn dõi theo ống ngắm để nhìn các đồ vật.Làm động tác gập người từ từ cho tới khi hai bàn tay chạm nền,nhớ là mắt vẫn luôn nhìn qua ống ngắm.Tập đều từ 1-2 phút.

Điểm đen:

Hãy nhìn thẳng vào một điểm đen cố định,ngọn lửa của nến hay ánh phản quang qua gương trong khoảng thời gian 1-1,5 phút.Sau đó phóng tầm nhìn vào không gian nhìn theo những vật di động như chiếc lá rơi hay con chim đang bay.

Tập cùng những qủa bóng nhỏ:

Cần hai qủa bóng nhỏ khác biệt nhau về kích thước và trọng lượng,sao cho cả hai qủa bóng có thể nắm giữ trong lòng một bàn tay.Hãy nín thở rồi tung một qủa bóng lên,mắt dõi theo đường bay của bóng.Khi bắt lại bóng vào tay hãy hít thở vài lần thật sâu cùng vài lần nháy mi mắt.Cần phải tung bóng lên lúc cao,lúc thấp và mắt luôn dõi theo qủa banh.

Tiếp theo cần tập với hai qủa bóng.Tay phải ném bóng lên rồi nhận qủa bóng thứ hai từ tay trái.Hai tay phải nhịp đều để làm sao tay phải luôn ném bóng lên cao còn tay trái dùng để bắt bóng về.Mắt luôn dõi theo đường bóng lên xuống.Bài tập này rất bổ ích nên cần luyện ít nhất 5 phút mỗi ngày.

Bài tập này liệu có đem lại kết qủa tốt,giúp mắt ngày càng sáng tỏ hơn hay không.Tất yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó quan trọng bậc nhất là luyện tập đều đặn với những động tác chuẩn xác.